Dẫn vào thế giới nhạc jazz

Vị trí của nhạc jazz ở Hà Nội vào năm 2019 cũng ngang với rock hồi đầu 2000: thanh niên mới lớn anh nào cũng muốn nhận rằng mình thích loại nhạc ấy, đơn giản vì nói thế thì ngầu và gái thích thế.

Sự trỗi dậy của nhạc jazz trong mấy năm gần đây có thể giải thích bằng việc thiếu lựa chọn âm nhạc. Có những người không mê nổi EDM, không thích sự cuồng dại của fan K-pop, chê rằng indie Việt quá đại trà còn rock đã qua thời vàng son. Với những người này, lựa chọn hiển nhiên là jazz, một thứ nhạc không phổ biến lắm ở Việt Nam (đáp ứng nhu cầu khác biệt so với số đông) và thường gắn liền với hình ảnh lịch lãm, đẳng cấp: gái đẹp mặc đầm dài ngồi cạnh một anh hút xì gà trong quán bar mờ ảo chơi live jazz. Kiểu thế.

Một pub chơi jazz ở Hà Nội.

Sự xuất hiện ngày càng đông đảo những pub nhỏ chơi jazz cũng góp phần thổi sinh khí cho trào lưu này và càng củng cố thêm hình ảnh sang trọng mà nó vốn có.

Tóm lại jazz = cool ngầu = gái thích. Vậy nếu muốn thích jazz nhưng chưa nghe jazz bao giờ, bạn phải bắt đầu từ đâu?

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu những công cụ và kiến thức cần thiết để bạn thưởng thức dòng nhạc hơi kỳ cục này.

 

Jazz là gì? Lược sử Jazz

Tra thử “jazz history” trên Google bạn sẽ thấy hàng nghìn bài viết dài dằng dặc về lịch sử nhạc jazz, từ lúc hình thành cho đến phát triển, phổ biến và cả sự phân chia thời kỳ hết sức lằng nhằng nữa. Những thông tin kiểu thế không hữu ích lắm cho người mới nghe.

Về lịch sử của dòng nhạc này, bạn chỉ cần biết rằng jazz được khai sinh ở New Orleans vào khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi người Mỹ gốc Phi kết hợp văn hóa bản địa với các nhạc cụ Châu Âu. Hết.

Về định nghĩa, tôi cho rằng khó mà định nghĩa được jazz. Về mặt kỹ thuật, bạn có thể nói jazz sử dụng syncopation hay bent notes, nhưng như thế thật khó hiểu. Về mặt cảm quan, jazz phong phú đến mức bạn không thể tả nó chính xác: nó không nhanh cũng chẳng chậm, trống không mạnh cũng chẳng nhẹ, nhạc cụ lúc có một lúc lại bốn, năm; ca sĩ lúc thì không lúc thì có…

Theo ý tôi, jazz cũng giống như porn vậy: bạn không định nghĩa được, nhưng bạn nhận ra ngay khi bạn nhìn thấy nó (you know it when you see it).

Nhạc jazz nghe như thế này:

Hoặc thế này:

Và trông như thế này:

Một đêm Jazz ở quán The Doors

Vì sao jazz khó nghe?

Thực sự jazz không khó nghe như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu trước đây bạn từng nghe dù chỉ một chút nhạc gì khác ngoài pop, ví dụ như rock, metal, classical… bạn sẽ rất dễ chấp nhận và thích jazz. Lý do là vì bạn đã quen nghe những loại nhạc có cấu trúc phức tạp và cần thời gian cảm nhận.

“Cần thời gian cảm nhận” cũng chính là lý do khiến jazz và classical luôn bị coi là khó hiểu. Khó hiểu bởi vì chúng ta đã thưởng thức nó sai cách.

Bây giờ hãy nghĩ về một bài nhạc pop bạn nghe gần đây nhất. Bài Havana của Camila Cabello chẳng hạn. Tôi đoán là bạn đã thích nó ngay từ lần nghe đầu tiên và có thể hát theo luôn được đoạn “hà vá ná ô la là”. Nhạc pop được soạn ra với mục đích ấy trong đầu: làm cho khán giả thích và ngay lập tức hát theo được.

Nhưng nhạc cổ điển thì khác. Nhạc sĩ sáng tác ra nó tưởng tượng rằng bản nhạc sẽ được chơi trong một khán phòng nhỏ với các thính giả sành sỏi ngồi lặng im nghe tiếng đàn. Bach không viết Goldberg Variations với mục đích cho các quý cô thuộc ngay giai điệu và tẻn tèn ten hát theo. Chuyện tương tự với nhạc jazz: Miles Davis hay Thelonius Monk không viết nhạc để bạn nghe trên đường đi siêu thị. Họ hình dung rằng ít nhất khán giả phải ngồi im một chỗ, bật đĩa và tập trung nghe.

Nhưng ngày nay hiếm khi chúng ta chỉ ngồi không trong phòng và nghe nhạc. Âm nhạc bây giờ đóng vai trò như một tiếng ồn làm nền khi chúng ta tập gym, đi chợ, lướt facebook, hoặc làm việc trên máy tính. Trong khi đó, nhạc jazz cùng với nhiều loại nhạc xưa cũ khác, được thiết kế cho những thính giả chẳng làm gì hết, chỉ ngồi im nghe nhạc thôi. Ít khi bạn thích được một bản nhạc jazz ở ngay lần nghe đầu, nhưng có thể bạn sẽ thích nó khi nghe đến lần thứ 10 hoặc thứ 100. Jazz yêu cầu một chút tập trung và kiên nhẫn.

Bạn có cần loa xịn để nghe jazz không?

Không và có.

Tôi xin nói khía cạnh “không” trước. Nếu bạn là một fan nhạc rock vào những năm 2000, tôi cá là bạn chỉ có thể nghe nhạc bằng loa máy tính, loa TV hoặc mấy cái tai nghe rởm. Nguồn nhạc là đĩa lậu Trung Quốc hoặc đĩa CD tự burn bằng file nhạc 128kbps. Thời kỳ đó, đồ audio high-end không những đắt mà còn cực kỳ khó mua. Ai may mắn được thừa hưởng bộ loa karaoke của gia đình thì cứ gọi là mỹ mãn. Tôi từng nghe Iron Maiden qua đĩa tự burn trên cái TV LG hỏng một bên loa mua từ thời  Tần Thủy Hoàng, nhưng điều đó không ngăn tôi thích mê band này và học thuộc cả lời bài Fear of the Dark.

Trong một bài viết khoảng 2012, anh Trí Quyền, một lão làng trong môn review nhạc, có nhận xét rằng đồ high-end không thực sự cần thiết cho việc cảm thụ. Liệu bạn có cảm nhận được sự khác nhau giữa một bản nhạc phát trên loa chất lượng tạm ổn và một bản phát trên loa xịn có đầu giắc cắm mạ vàng? Với phần lớn mọi người, câu trả lời có lẽ là không. Bản thân anh là một người kiếm tiền bằng cách nghe nhạc nhưng lúc ở công ty vẫn chỉ nghe nhạc qua loa máy tính dỏm. Điều quan trọng là cảm xúc và những kỷ niệm mà bài hát ấy mang lại cho bạn thôi.

Nhưng nhìn từ một góc độ khác, loa xịn lại cần thiết. Hồi xưa tôi có lần phàn nàn với một ông anh chuyên sưu tập đĩa rằng nghe Pink Floyd không thấy hay ở đâu cả. Anh mắng rằng mày không thấy hay vì mày nghe Pink Floyd bằng loa TV thì thấy cái tiếng mẹ gì. Hóa ra là vậy. Có những loại nhạc hơi phức tạp, bạn nhất thiết cần có phần cứng đủ tốt để phát ra những nốt nhạc họ chơi.

Một sự kiện khác khiến tôi để ý đến chất lượng loa đài là một hôm nằm nghe nhạc với bạn tôi qua một cái loa bluetooth. Lúc ấy chúng tôi đang nghe bản 1812 của Tchaikovsky và tôi muốn chỉ cho bạn nghe đoạn tượng trưng cho tiếng bước chân tháo chạy của lính Pháp, nhưng ngộ nghĩnh thay, nghe bằng loa bluetooth thì đếch thấy cái tiếng ấy đâu nữa, trong khi dàn loa Sony ở nhà lại nghe được tiếng chân rõ mồn một.

Tóm lại việc đầu tư loa đài xịn hay không là quyền của bạn, nhưng trong phần lớn trường hợp, bạn có thể bắt đầu nghe jazz với một cái tai nghe bình thường thôi.

 

Giới thiệu một số đĩa nhạc hay

Lý thuyết suông đủ rồi. Giờ tôi xin giới thiệu tới các bạn một số đĩa nhạc hay, chia theo thời kỳ để tiện tra cứu nếu cần:

Early Jazz và New Orleans Jazz: nhạc jazz trong những năm mới hình thành. Từ giai điệu cho tới cách phối khí đều khá lạ đối với tai nghe nhạc hiện đại.

 

Swing và Big Band: Các band nhạc nhiều thành viên thống trị thời kỳ vàng son của jazz từ 1930 đến 1940, và mỗi band lại sở hữu các tay solo thần sầu sau này sẽ tách ra lập nhóm riêng.

 

Bebop và Hard Bop: Bebop được sáng tạo vào những năm 1940 bởi những tay solo tài năng chơi trong các band nhỏ. Kể từ thời điểm này, jazz chủ yếu chỉ còn được chơi bởi các nhóm nhỏ mà thôi.

 

Cool Jazz: là một hiện tượng âm nhạc ở bờ Tây nước Mỹ, được đặt tên như vậy bởi nhánh này thiên về những âm thanh du dương, nghe thư giãn.

 

Vocal Jazz: Nếu jazz không lời làm bạn nhức đầu, rất có thể vocal jazz sẽ hợp với bạn hơn. Bên cạnh giai điệu êm ái, lời bài hát thường thường rất hay nữa.

 

Avant Garde Jazz và Free Jazz: kể từ 1960, jazz bắt đầu phá vỡ các khuôn khổ cũ.

 

Electric Jazz:

 

Latin Jazz:

 

Lớp Viết Văn Tháng Tư
Sắp Khai Giảng!