How to be idle: Bạn cần lười biếng hơn

Trong văn học, có một dòng sách khá đặc biệt gọi là “văn học nhàn tản”, tức là những sách khuyên người ta sống chậm lại, tận hưởng cuộc đời và bớt lo lắng. Nói đúng ra là cổ súy cái việc lười làm.

Dòng này có nhiều sách hay và vui nhộn, nhưng ở Việt Nam, hễ cứ nói đến “nhàn tản” là người ta chỉ biết có Sống Đẹp của Lâm Ngữ Đường (Nguyễn Hiến Lê dịch).

Cuốn ấy đành rằng cũng hay, nhưng nó cũ quá rồi (viết năm 1937). Vì khoảng cách thời đại, có những điều ông ấy nói mà người đọc ngày nay không còn thấy hay/ hóm hỉnh nữa. Tác giả là một nhà văn Tàu sống ở Châu Âu, nhưng nội dung thì 100% Tàu, và văn hóa Trung Quốc không hẳn hợp với tất cả mọi người.

Ví dụ trong sách có những chương như “Thuật Cắm Hoa của Viên Trung Lang” hay “Vài Câu Cách Ngôn Của Trương Trào”; những thứ ấy thanh niên ngày nay khó mà mê nổi.

Mình xin giới thiệu một cuốn khác hay hơn rất nhiều và có lẽ phù hợp với các bạn trẻ ngày nay vốn tiếp xúc với văn hóa phương Tây từ bé: How To Be Idle: A Loafer’s Manifesto (Tom Hodgkinson).

Sách đi theo thời gian biểu một ngày, từ 8h sáng cho đến đêm. Ở mỗi khung giờ, tác giả thảo luận một khía cạnh vui thú của cuộc sống mà chỉ người lười mới tận hưởng được. Có thể kể ra một số chương rất hay, chỉ nghe tiêu đề đã muốn đọc:

8 a.m.: Waking Up Is Hard to Do (nói về việc dậy sớm khó thế nào, và tại sao bạn không cần dậy sớm)

9 a.m.: Toil And Trouble (tìm lý do tại sao con người phải làm việc)

3 p.m.: The Nap (cổ súy việc ngủ trưa)

8 p.m.: Smoking (cổ súy việc hút thuốc, đặc biệt là thuốc lá cuốn và tẩu)

Tóm lại sách khuyến khích làm tình, uống rượu say, ngủ trưa, hút thuốc lá cả ngày. Nghiêm cấm trẻ em dưới 16 tuổi. Sách đặc biệt hợp với các bạn sinh viên/ freelancer/ thất nghiệp (như mình).

Một câu ngày xưa mình đánh dấu trong sách:

“Idleness, like kissees, to be sweet must be stolen.”

Tuyên ngôn của những người lười biếng

Lớp Méo Miệng
Sắp Khai Giảng!