“ELEPHANT IN THE ROOM”: RÚT GỌN CON ĐƯỜNG HỌC NGOẠI NGỮ

Tôi viết bài này để trả lời một câu hỏi tôi phải trả lời gần như hàng tuần trong suốt 8 năm qua. Ai cũng hỏi Méo có 26 buổi ngắn quá học được cái gì hả anh?

26 buổi học thực sự quá ngắn nếu bạn đặt mục tiêu đi từ chỗ nói tiếng Anh ấp a ấp úng đến nói “như Tây”*.

Đã vậy ngoại ngữ còn là một môn học phức tạp: có ngữ pháp dày đặc quy tắc, có hệ thống chia động từ 12 thì lằng nhằng rồi còn phải học từ vựng, học cách phát âm. Học cơ bản xong lại tiến lên giao tiếp, nghe phim, nghe nhạc… Trong hàng trăm task như vậy, ta biết làm việc nào trước việc nào sau? 26 buổi quả thực không đủ. Nhưng mặt khác, người lớn thường không đủ kiên nhẫn và thời gian cho những khóa học dài hơi hơn.

Để vượt qua trở ngại trên, chúng tôi chọn dạy theo phong cách “Elephant in the room”.

Trong một bài thuộc Codex Chiếp, tôi có giải thích khái niệm này, đại khái nói rằng một checklist công việc bao gồm MỌI việc từ lớn nhất đến nhỏ nhất là một checklist tồi. Giả sử to – do list của Thứ Hai có 2 ô:

  • Chốt đơn với khách hàng
  • Giặt quần áo

Nếu bạn chỉ làm xong việc thứ 2 và nghĩ rằng ít nhất mình đã hoàn thành gì đó thì bạn nhầm: bạn đã lãng phí mất một ngày rồi.

Đứng trước việc to và việc nhỏ, ta thường muốn làm việc vặt trước vì như vậy có thể trì hoãn việc to nhất (và khó nhất) trong khi vẫn thấy thoả mãn (vì ít nhất tôi cũng làm gì đó mà). Cách nghĩ này khiến nhiệm vụ quan trọng bị vứt xó còn việc vặt ăn lẹm vào nguồn lực quý giá nhất: thời gian.

Vậy để tiết kiệm thời gian, to – do list tốt chỉ nên gồm 1 việc quan trọng nhất trong ngày: Let’s address the elephant in the room only. Ta phải tập trung hết nguồn lực để làm cho xong chỉ một việc ấy mà thôi.

Trong bất cứ công việc phức tạp nào bạn sẽ luôn tìm thấy những task dạng “làm cũng được chẳng làm cũng được” và những task dạng “không làm thì toi”. Khi học ngoại ngữ cũng thế.

Phần đông chúng ta thích học ngữ pháp, học chia động từ vì nó là những việc dễ (có sẵn quy tắc và mẫu) trong khi lại trì hoãn những việc quan trọng: học nói, học nghe (chúng không có quy tắc rõ ràng nên quá khó).

Méo Miệng chúng tôi tiết kiệm thời gian và đơn giản hoá vấn đề bằng cách chọn làm duy nhất một việc quan trọng: học giọng Mỹ.

Bạn sẽ hỏi tại sao học giọng Mỹ lại là task quan trọng nhất? Tại sao Méo Miệng không dạy nói cho đúng ngữ pháp đã, hoặc dạy một giọng tiếng Anh chung chung (như bình thường vẫn học)?

Tôi có thể trả lời được trên phương diện ngôn ngữ học, nhưng trả lời xong mọi người chỉ rối đầu thêm, cho nên tôi hay hỏi ngược lại rằng bạn có biết cơ cấu hoạt động của xe máy không? Bạn không biết nhưng bạn vẫn đi bình thường. Ở ngoài đời là như vậy, hễ cái gì tác dụng thì ta muốn làm luôn cho được việc, đừng bận tâm hỏi tại sao. Một kết quả có thể do rất nhiều nguyên nhân với mối quan hệ chằng chịt gây ra. Trả lời câu hỏi tại sao vừa chẳng có ích gì vừa tốn thời giờ.

Chúng tôi chỉ biết rằng với kinh nghiệm dạy 15 năm, tôi quan sát thấy học giọng Mỹ là cách nhanh nhất giúp sinh viên lấy lại hứng thú với tiếng Anh. Nó cũng giúp bạn cải thiện ngay lập tức khả năng nói cũng như bắt âm khi nghe authentic material (phim, hội thoại ngoài đường). Trong trường hợp xấu nhất khi sinh viên quá lười học bài hay không có thời gian luyện tập, ít nhất 26 buổi Méo cũng phát triển cho bạn một cái “American Ear”, khiến bạn phải nhăn mặt như uống giấm mỗi khi nghe giọng tiếng Anh chung chung mà mọi người vẫn nói.

Học ngoại ngữ là một hoạt động phức tạp, vậy ta không nên mong mình có thể học chuẩn xác mọi khía cạnh của một ngôn ngữ. Bạn chỉ cần tìm ra “con voi” và đối diện với nó; mọi chuyện vặt vãnh khác sẽ tự khắc xong xuôi. Dù có đi học Méo hay không, tôi hy vọng ý tưởng này sẽ giúp các bạn loại bỏ những hoạt động thừa thãi trong quá trình học của bản thân và có thêm thời gian tận hưởng cuộc sống.

 

*Lưu ý rằng Méo Miệng chỉ nhận những bạn thuộc trình độ lower – intermediate. Học sinh chưa tiếp xúc với tiếng Anh hoặc chưa đủ khả năng nói những câu đơn giản cần tự học thêm trước khi tham gia lớp.

Lớp Méo Miệng
Sắp Khai Giảng!