epa04395500 US President Barack Obama (L), First Lady Michelle Obama (C) and Vice President Joseph Biden (R) place their hands over their hearts during the playing of Taps following a moment of silence in memorium of those lost in the 9/11 attacks on the South Lawn of the White House in Washington, DC USA 11 September 2014. EPA/SHAWN THEW

Giải thích hệ thống chính trị Hoa Kỳ (5): Một ngày làm việc ở quốc hội

MỤC LỤC SERIES: GIẢI THÍCH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HOA KỲ

 

Ở các bài trước chúng ta đã tìm hiểu sơ lược về hai viện của Quốc Hội: Thượng Viện và Hạ Viện. Trong các bài tiếp theo, ta sẽ khám phá cơ chế bên trong hai viện này, cũng như chức năng của các thượng nghị sĩ và dân biểu.

Họp Quốc Hội 

Quốc Hội Mỹ họp cả năm và chỉ nghỉ định kỳ một năm vài lần. Hạ Viện làm việc từ thứ Ba tới thứ Năm, thời gian còn lại dân biểu quay về quận mình. Thượng Viện làm việc cả tuần, vì thế thượng nghị sĩ hiếm khi được về nhà (nhưng trong các năm có bầu cử Tổng thống, họ đi lại thường xuyên giữa Washington và bang nhà). Thượng nghị sĩ và dân biểu từ các bang phía Tây như Hawaii và Alaska thường chỉ quay về quận nhà một lần/ tháng.

Một ngày làm việc tại Quốc Hội thường bao gồm các hoạt động:

  • Dự phiên họp của ủy ban
  • Gặp và thảo luận về các dự luật chưa được thông qua
  • Tham gia tranh luận công khai và bỏ phiếu
  • Gặp và giải quyết các khiếu nại của cử tri
  • Họp kín với đảng của mình để đưa ra chiến lược cho các chương trình lập pháp
  • Gặp gỡ quan chức chính phủ, nhóm quyền lợi riêng (interest group) và những nhà vận động hành lang (lobbyist)
  • Điều phối công việc giấy tờ
  • Xuất hiện trên báo đài, Thượng Viện để xúc tiến việc thông qua một đạo luật hay kế hoạch nào đó

Một ngày làm việc tại Quốc Hội bắt đầu bằng việc tất cả nghị sĩ đứng nghiêm đọc Lời thề trung thành (Pledge of Allegiance), nội dung như sau:

“Tôi thề tuyệt đối trung thành với lá cờ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và nền Cộng Hòa mà lá cờ ấy đại diện, một quốc gia dưới Đức Chúa Trời, không thể bị phân ly, với tự do và công lý cho tất cả mọi người.”

(Tiếng Anh: “I pledge allegiance to the Flag of the United States of America, and to the Republic for which it stands, one Nation under God, indivisible, with liberty and justice for all.”)

Sau giờ làm việc, họ phải gặp các nhà tài trợ, tham gia sự kiện công chúng, chuẩn bị cho ngày làm việc tiếp theo, gọi điện về quận nhà để thắt chặt quan hệ với những người ủng hộ và đi công tác ở quận khác để giúp đỡ đồng nghiệp. Ngay cả khi trở về quận nhà, các chính trị gia cũng không được nghỉ. Cuối tuần họ đi họp ở tòa thị chính, đi gặp mặt cử tri, trả lời phỏng vấn và tham gia các sự kiện chính trị. Fred Grady, dân biểu của bang Iowa nói rằng “Nghị sĩ Quốc Hội là công việc dành cho ai không có gia đình, không có cuộc sống riêng, không có ham muốn làm bất cứ việc gì khác trừ tỉnh dậy, đi làm, sống và chết cùng với những cuộc họp báo.”

Vì có quá nhiều việc phải làm và quá nhiều nơi phải đến, có mặt kịp thời để bỏ phiếu cho những quyết định của Quốc Hội là việc rất khó khăn đối với các chính trị gia. Họ được phát một thiết bị điện tử có chức năng báo động 15 phút trước khi thời hạn bỏ phiếu kết thúc và dân biểu cũng như thượng nghị sĩ phải chạy về tòa nhà Capitol để ghi phiếu bầu. Vì việc bỏ phiếu bất tiện như vậy nên hai đảng đều có Whip – người chuyên trách kỷ luật và đảm bảo các thành viên đi bầu đầy đủ.

Vai trò của đại biểu quốc hội 

Trách nhiệm của một nghị sĩ có thể chia làm 4 nhóm chính: nhà lập pháp (legislator), người phục vụ cử tri (constituent servant), người đại diện (representative) và nhà giáo dục (educator).

  • Nhà lập pháp: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất với tất cả thành viên Quốc Hội: dân biểu và thượng nghị sĩ bỏ hàng ngàn phiếu mỗi nhiệm kỳ. Phần lớn phiếu bầu liên quan đến công việc hành chính, các vấn đề lập pháp và chỉ định nhân sự. Cắt giảm thuế, cải cách y tế và chi tiêu công là những vấn đề được bỏ phiếu hàng năm.
  • Người phục vụ cử tri: Công việc này không hào nhoáng như làm luật nhưng rất quan trọng với dân biểu. Dân Biểu có nhiệm vụ thay mặt cử tri can thiệp và giải quyết vấn đề, thúc đẩy kinh tế địa phương, mang tiền và dự án đầu tư về cho quận nhà, và giải thích luật cho các nhóm lợi ích tại quận nhà, nếu luật ảnh hưởng tới các nhóm đó.
  • Người đại diện: đại biểu Quốc Hội có vai trò tìm hiểu nguyện vọng cử tri và trình bày lại với Washington. Có hai hướng đi khác nhau khi họ thực hiện vai trò này. Các thượng nghị sĩ hiểu “đại diện” theo nghĩa rộng, họ đặt lợi ích quốc gia lên trên những nhu cầu nhỏ bé của quận hoặc bang nhà. Dân Biểu thì tin rằng lá phiếu của họ phải phản ánh đúng quan điểm của người dân, ngay cả khi nó trái ngược với niềm tin của chính họ (các dân biểu).
  • Nhà giáo dục: nghị sĩ có trách nhiệm giáo dục quần chúng về những vấn đề đang được đưa ra trước Quốc Hội. Họ thông tin cho cử tri thông qua thư từ, qua những giờ làm việc tại quận nhà, gặp gỡ ở tòa chị chính và các buổi trả lời trên truyền thông.

 

 

Lớp Méo Miệng
Sắp Khai Giảng!