Giải thích hệ thống chính trị Hoa Kỳ (2): Họp kín và Dân biểu

MỤC LỤC SERIES: GIẢI THÍCH HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ HOA KỲ

 

Họp kín (Cliques & Caucus)

Tổng thống Obama tại một buổi gặp gỡ của Black Caucus

Bên cạnh cấu trúc lãnh đạo chính thống, các thành viên cao cấp của cả 2 đảng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc lập pháp thông qua các cuộc họp kín (caucus), hợp tác tạm thời (coalition), club và liên minh (alliance). Các nhóm không chính thống này gắn kết với nhau nhờ có điểm chung về lý tưởng hoặc vùng miền, ngành nghề, sắc tộc. Phần lớn các nhóm kín đều có thành viên của cả hai viện và hai đảng lớn (Dân chủ và Cộng hòa).

Hai nhóm kín có ảnh hưởng lớn nhất trong Quốc Hội là Black CaucusBlue Dog Democrats.

Black Caucus chỉ chấp nhận thành viên là người Mỹ gốc Phi. Tôn chỉ của nhóm gồm: thiết lập nền giáo dục công bằng, cải thiện chất lượng chăm sóc y tế cho người dân, tập trung vào an ninh kinh tế, đảm bảo công lý cho tất cả mọi người và tăng cường các quỹ phúc lợi xã hội.

Blue Dog đóng vai trò trung lập trong Quốc Hội, chuyên dàn xếp các mâu thuẫn giữ đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Họ cổ súy các giá trị Mỹ, nhấn mạnh vấn đề tài chính quốc gia và quốc phòng. Nhóm này đóng vai trò rất quan trọng trong các lần bỏ phiếu cho đề xuất chi tiêu công.

Truyền thống họp hội kín trong Quốc Hội Mỹ có từ 1959 và đến nay chỉ riêng Hạ Viện đã có hơn 100 hội.

Để trở thành dân biểu 

Cứ mỗi 2 năm, hàng trăm ứng cử viên lại chạy đua vào Quốc Hội. Có người dùng nó như bước đệm cho các vị trí cao hơn, người thì tranh cử để thay đổi chính sách trong một lĩnh vực cụ thể, có người làm vì trách nhiệm công dân.

Hiến pháp Hoa Kỳ có 3 yêu cầu đối với một dân biểu tại Hạ Viện:

  • Ít nhất 25 tuổi tại thời điểm nhận chức.
  • Là cư dân tại bang mà mình đại diện.
  • Phải là công dân Mỹ 7 năm trước ngày nhận chức.

Tất nhiên đây chỉ là các yếu tố lý thuyết. Phần lớn ứng cử viên Quốc Hội là những nhân vật có tiếng tăm trong cộng đồng. Họ thường là các triệu phú và rất năng nổ trong những tổ chức dân sự và giàu kinh nghiệm hoạt động chính trị, dù ở cấp quận hay bang.

Chiếm một ghế tại Hạ Viện Hoa Kỳ là một trong những việc khó khăn nhất trong toàn bộ hệ thống chính trị.

Các dân biểu đang tại chức (incumbent) gần như không bao giờ thua khi tái tranh cử. Kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2, Hạ Viện có tỉ lệ tái đắc cử lên đến 92%, trong khi tỉ lệ này ở Thượng Viện chỉ là 72%. Trong kỳ bầu cử Quốc Hội năm 2000, chỉ có 6 dân biểu tái tranh cử thất bại.

Lý do chính là vì dân biểu đang tại chức tiếp xúc với giới truyền thông dễ dàng hơn và được tài trợ mạnh hơn những người mới tranh cử. Ngoài ra họ còn dễ dàng lấy lòng cử tri bằng cách đem về những dự án đầu tư béo bở cho quận nhà.

 

 

Lớp Viết Văn Tháng Tư
Sắp Khai Giảng!