Tự học nghe tiếng Anh như thế nào?

Các bài viết cùng series:

 

Chọn từ điển tiếng Anh như thế nào? (Phần 1)

Chọn từ điển tiếng Anh như thế nào ? (Phần 2)

Tại sao bạn không thể đọc sách tiếng Anh?

Tầm quan trọng của một cuốn sổ tay đẹp

 

Không cần quảng cáo chắc các bạn đều biết Listening là phần kinh hãi nhất đối với những ai đi thi TOEFL hay IELTS. Tại sao nghe tiếng Anh lại khó?

Tại vì phần lớn chúng ta học tiếng Anh theo kiểu ngược đời.

Đáng lẽ phải tập phát âm và tập nghe trước, chúng ta lại ưu tiên học ngữ pháp và tập đọc những bài báo học thuật dài lê thê, tự tin rằng mình như thế là khá tiếng Anh lắm.

Hậu quả: nhìn chữ nào cũng đoán mò cách đọc và lẩm nhẩm trong đầu, đến khi học được cách đọc đúng thì không sao quên nổi cách đọc sai. Ví dụ điển hình: individual đọc là in-đi-vi-dùa, trong khi cách đọc đúng là /ɪndɪ’vɪdʒuəl/.

Trung bình một học sinh Việt Nam học tiếng Anh từ nhỏ cho đến hết cấp 3 sẽ có vốn từ khoảng 2000 từ. Các bạn có học qua vài khóa chuẩn bị cho IELTS hay các kỳ thi tương tự, số từ đạt mức 3000-4000.

Và bây giờ bạn hãy tưởng tượng việc tập đọc lại cả 4000 từ, tất cả chỉ vì trước đây đã lỡ đọc ẩu! Nếu mỗi ngày bạn dành thời gian để sửa 50 từ, và với điều kiện trí nhớ tốt (học xong không quên, không tốn thời gian ôn tập) thì bạn sẽ mất tổng cộng 80 ngày, tức là gần 3 tháng, mới sửa cho xong.

Vậy để tránh mất thời gian, ngay từ đầu bạn nên học cách đọc tiếng Anh sao cho đúng. Phương pháp duy nhất là học bảng ký âm IPA. Xong các âm cơ bản rồi thì mới bước qua luyện nghe.

Tại sao không tập nghe ngay từ đầu? Vì tai chúng ta lúc đó nghe chưa nhạy. Ví dụ nghe chữ “play”, bạn có thể nhắc lại ngay là “pờ-lây”. Nhưng đọc như vậy là sai, vì âm /eɪ/ có độ mở miệng khác với chữ “ây” của tiếng Việt. Vậy trước khi tập nghe, điều quan trọng nhất là tập đọc chuẩn các âm tiếng Anh cơ bản.

Phần sau đây giới thiệu phương pháp và tài liệu dành cho việc tự học, tất cả đều free.

Bố trí thời gian

Nên học bao nhiêu phút một ngày?

Lời khuyên về thời gian học tiếng Anh thì vô cùng phong phú. Có người nói mỗi ngày phải học 5 tiếng trở lên, có người lại khẳng định mỗi sáng chỉ cần dành ra 5 phút. Ai cũng có cái lý của mình cả.

Quyết định xem học tiếng Anh bao lâu phải dựa trên mục đích học của bạn là gì.

Phần lớn chúng ta học tiếng Anh vì muốn có thể nói dăm ba câu chuyện với sếp tây hoặc đọc hiểu sơ sơ tài liệu ở chỗ làm mà không cần paste vào Google dịch. Với mục tiêu này, các bạn chỉ cần 30 phút/ngày thôi. Sau một tháng, nếu cảm thấy thích và muốn học nhiều hơn thì lúc đó tăng thời gian cũng chưa muộn.

Phần lớn các kế hoạch học tập đều thất bại vì bạn bắt đầu bằng cách lùng sục các trung tâm nổi tiếng, đăng ký những khóa học đắt tiền và dành ra mỗi ngày 4 giờ ngồi học. Sau hai tuần, phần lớn quên mất là mình từng muốn học tiếng Anh.

Vậy hãy đặt mục tiêu cụ thể, và mục tiêu nhỏ thôi: mỗi ngày tập nghe 30 phút.

 

Học vào lúc nào?

Chúng ta hay than phiền rằng không có thời gian để học, rằng đi làm mệt quá còn học vào đâu, nhưng thật ra chỉ vì chúng ta lười.

Nếu bạn nằm trong độ tuổi từ 16 đến 30, tôi cá là mỗi tối bạn sẽ lên giường nằm từ 10 giờ và lướt Facebook, Instagram, Zalo, xem quần áo mỹ phẩm, đọc mấy bài tâm sự sến trên Manup hoặc tin giật gân trên Beat.vn; các bạn mới sinh con thì xới tung webtretho, lamchame săn sữa, bỉm xách tay và mẹo nuôi con kiểu Nhật.

Các hoạt động này thường không chấm dứt trước 1h sáng. Vậy lời khuyên của tôi rất đơn giản: trong 3 giờ này, thay vì nghe nhạc, hãy nghe radio bằng tiếng Anh.

Một khoảng trống khác trong lịch làm việc bận rộn của bạn là thời gian trong WC. Phần lớn đều cầm theo điện thoại để chơi điện tử hoặc lướt Facebook. Hãy tận dụng khoảng một chục phút quý giá này để học tiếng Anh (không hiểu vì lý do gì, nhưng lúc đó chúng ta thường tập trung cao độ).

(List các đài xin xem phía dưới).

Phương pháp nghe

Nghe tập trung và nhìn transcript (hoặc phụ đề)

Phương pháp này dành cho các bạn mới học hoặc đang sửa lại cách phát âm, vừa nghe vừa nhìn chữ để biết mình đọc sai chỗ nào. Nếu nghe đài CNN hoặc xem phim mà không hiểu được đến 60% nội dung thì các bạn nên tập nghe theo phương pháp này thường xuyên hơn.

 

Nghe tập trung

Dành cho những người có vốn từ rộng, có thể nghe hiểu thoải mái tiếng Anh đơn giản và muốn tăng khả năng nghe hiểu các bản tin thời sự, phim ảnh lên 80% – 90%. Nếu làm theo cách này, bạn phải vượt qua sự bứt rứt khi lỡ bỏ qua hoặc không nghe được một vài từ. Nên nhớ những từ bị nói quá nhanh là những từ không mang thông tin quan trọng.

 

Nghe vu vơ

Nhiều người gọi cách này là “nghe vô thức”, nhưng tôi thích gọi như thế kia hơn cho nó bình dân, đỡ đao to búa lớn. Cách này chỉ dành cho các bạn đã khá thạo tiếng Anh, nghe và nói thoải mái, nay muốn tập sao cho tiếng Anh thành thạo như tiếng mẹ đẻ.

Người mới học cũng có thể theo cách này để quen với nhạc điệu của một thứ tiếng mới, nhưng lưu ý: sẽ không có phép màu theo kiểu mỗi ngày vừa lướt Fb vừa nghe vu vơ 30 phút mà sau vài tháng bỗng một hôm tỉnh dậy hiểu được CNN người ta nói cái gì. Xin nhắc lại: không bao giờ có chuyện đó xảy ra.

Tài liệu

 

Trên điện thoại, máy tính

  • Spotlight (http://spotlightenglish.com/): nói tiếng Anh cực kỳ chậm rãi, nội dung hấp dẫn (được chia sẵn theo chủ đề), kèm transcript. Khuyên dùng đối với tất cả những ai mới học. Có thể nghe trên web hoặc tải app (miễn phí) về điện thoại.

11416570_10153328032508818_663966464_o

 

 

  • Đài VOA (http://www.voanews.com/): vô số video và audio, tất cả đều có transcript. Tuy nhiên nghe hơi chán vì nội dung chính là chính trị, kinh tế.

 

  • Tunein (http://tunein.com/): Nghe trực tiếp hàng trăm nghìn đài radio trên toàn thế giới. App miễn phí cho tất cả các hệ điều hành. Có thể lựa chọn theo chủ đề (âm nhạc, tin tức, hài kịch, etc.), quốc gia hoặc ngôn ngữ. Sau khi cài đặt xong, các bạn chỉ cần chọn những đài muốn nghe và nhấn Follow để lần sau khỏi mất công tìm lại. Một số đài khuyên nghe: This American life, BBC Newsroom, BBC Radio 4, TED Talks.

 

11159441_10153328032458818_1025733819_o

 

  • TED Talks (https://www.ted.com/talks): Rất hấp dẫn, bao gồm các bài nói chuyện truyền cảm hứng và khơi gợi sức sáng tạo, diễn giả phần lớn là người nổi tiếng. Không quá khó nghe vì có phụ đề. App miễn phí 100%. Các bạn có thể chọn bài nghe theo chủ đề hoặc thời lượng (từ 3p cho đến 60p).

 

https://www.nyfa.edu/student-resources/wp-content/uploads/2014/10/TED-Talks.png

 

  • Crashcourse (https://www.youtube.com/user/crashcourse) : một kênh youtube chuyên các bài giảng về nhiều lĩnh vực, nội dung rất hay và minh họa đẹp. Tuy có phụ đề nhưng giọng vẫn rất nhanh. Chống chỉ định với các bạn IELTS dưới 8.5 hoặc tương đương.

 

11201240_10153328032418818_812248228_o11542587_10153328032393818_628375699_o

 

TV

  • Các kênh truyền hình cáp CNN, BBC, Discovery, NAT GEO, etc.
  • Không khuyến khích tập nghe bằng HBO vì thường mọi người khó cưỡng lại việc liếc xuống phụ đề.
  • Đặc biệt chú ý khí nghe TV: Luôn bật volume to hơn lúc bình thường. Ví dụ thông thường bạn bật volume 20, khi tập nghe nên để thành 35 hoặc 40. Nhiều bạn than phiền nghe TV hoặc loa ngoài không được nét như tai nghe, thật ra chỉ vì chúng ta luôn có thói quen bật loa ngoài nhỏ hơn so với khi dùng headphone nên nghe không rõ.
Lớp Méo Miệng
Sắp Khai Giảng!